Rau mồng tơi, lá óng, mướt, là mang màu xanh thiếu
ánh sáng, ngọn vươn dài là rau đã được tắm thuốc kích phọt. Với rau mồng tơi
ngay cả khi đã cắt thành bó, ngâm trong chậu nước có chứa thuốc kích phọt có thể
vươn dài thêm 2030cm, ở các loại rau ăn lá, ăn ngọn khác cũng có thể vươn dài
tương tự khi rau ngâm trong thuốc kích phọt.
Mồng tơi là loại rau quen thuộc trong bữa cơm của
người Việt Nam. Không chỉ là thực phẩm lý tưởng trong bữa ăn, rau mồng tơi còn
có nhiều công dụng cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng nên ăn rau mồng
tơi.
1. Những người bị sỏi thận tuyệt đối không ăn mồng tơi
Đối với người bị sỏi thận, nên tránh ăn rau mồng tơi
vì mồng tơi chứa nhiều purin - một hợp chất hữu cơ khi vào cơ thể sẽ biến thành
acid uric. Hàm lượng acid uric cao sẽ làm tăng nguy cơ bị sỏi thận và làm tăng
nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng to và trầm trọng.
2. Người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn mồng tơi
Dân gian thường dùng rau mồng tơi làm rau ăn cho mát
và chống táo bón do mồng tơi có tính hàn lại nhuận tràng. Nhưng cũng tính vì đặc
tính này mà người đang bị tiêu chảy, đại tiện lỏng không nên ăn. Nếu cố tình ăn
phải, mồng tơi sẽ là nguyên nhân khiến cho bệnh càng thêm nặng.
Xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết rau ngót không phun thuốc
Xem thêm: Kinh nghiệm nhận biết rau ngót không phun thuốc
3. Người bị khó chịu trong dạ dày
Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén
rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ. Mặc dù chất xơ rất cần thiết trong
quá trình thúc đẩy tiêu hóa, tuy nhiên nếu ăn quá nhiều cùng một lúc có thể khiến
dạ dày khó chịu. Cơ thể khi đó sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau
khi ăn rau mùng tơi. Nếu tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc, bạn có thể bị tiêu chảy.
Hãy uống một ly nước đầy mỗi khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp cơ thể quá trình
tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét