Rau ngót vốn là loại rau yêu thích của người Việt
vào mùa hè. Hơn thế đây cũng là loại rau thường được các mẹ dùng đều xay nhuyễn
nấu cháo cho trẻ hoặc nấu canh cho phụ nữ sau sinh. Tuy nhiên hiện nay, vấn đề
lạm dụng hóa chất, thuốc kích thích độc hại trong nuôi trồng đang là một vấn đề
gây bức xúc.
Mẹo phân biệt rau ngót chứa chất bảo quản, thuốc trừ sâu
Màu nước rau ngót: Với rau ngót tươi ngon, khi nấu
canh, màu nước xanh nhạt và trong, không có màu sắc bất thường.
Trong khi đó, nếu nước canh rau ngót trở thành màu
đen ngòm hoặc bị vẩn đục, có nhiều nhớt, nổi váng xung quanh thành nồi thì tuyệt
đối không nên ăn vì đó là rau ngót dư thuốc trừ sâu.
Mùi vị: Khi chế biến, rau ngót có mùi vị đặc trưng
riêng. Nếu có vị ngai ngái, quá nồng xen lẫn mùi hắc thì đấy là rau ngót đã bị
nhiễm chất độc hại, tuyệt đối không được sử dụng.
Khi bảo quản: Rau ngót chứa nhiều thuốc bảo vệ thực
vật sẽ rụng hết lá và đặc biệt lúc nấu canh, nếu là rau ngót bẩn, màu nước canh
sẽ chuyển sang vẩn đục, nhiều nhớt và nổi váng xung quanh thành nồi.
Xem thêm: Bí quyết chọn sầu riêng không bị sượng
Cách để giảm chất độc trong rau
Để giảm bớt hàm lượng nitrate có hại trước khi chế
biến chúng ta cần ngâm rau xanh trong nước ấm ở nhiệt độ khoảng 43-50 độ C khoảng
10 phút (0,5 kg rau dùng khoảng 10 lít nước), sau đó xả nước và rửa để đảm bảo
an toàn cho người sử dụng. Theo nghiên cứu nước ấm 50 độ C không làm mất
vitamin C và các vi sinh tố khác có trong rau. Do vậy khi ngâm rau xanh trong
nước ấm 10 phút có thể loại bỏ trên 50% lượng nitrate, nếu chỉ rửa bằng nước lạnh,
chỉ có thể làm giảm 10-15%.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét