Bản thân dưa lê không độc, nhưng vì dưa lê là loại
cây dây leo, thường bò sát mặt đất, quả có mùi thơm nên hấp dẫn nhiều loại côn
trùng đến phá hoại. Chính vì thế, khi trồng dưa lê người ta thường phun nhiều
thuốc để tăng lợi nhuận.
Những mỗi nguy hiểm mà dưa lê có thể đem lại
- Dư lượng thuốc trừ sâu: Chính vì hấp dẫn sâu bọ
nên trong quá trình trồng, người ta thường phun rất nhiều thuốc trừ sâu cho loại
cây này.
Dưa lê được đánh giá là loại quả có nhiều khả năng
chứa dư lượng thuốc trừ sâu nhất, nguy cơ ngộ độc vì ăn phải dưa lê có chứa thuốc
bảo vệ thực vật cũng khá cao.
- Chất bảo quản: Dưa lê cũng là loại quả dễ dập nát
trong quá trình thu hái và vận chuyển. Vì vậy, một số thương lái đã sử dụng chất
bảo quản để làm cho dưa lê trông đẹp mắt, tươi ngon, không có dấu hiệu của sự dập
nát.
Bề ngoài của dưa lê được bao quanh bởi một lớp vỏ mỏng,
dễ thẩm thấu. Vì vậy nếu tiếp xúc với thuốc trừ sâu hoặc hóa chất bảo quản thì
nguy cơ ngấm vào bên trong ruột quả là rất cao.
Cách chọn dưa lê ngon, tránh ngộ độc
- Chỉ nên ăn dưa lê chính vụ. Dưa trồng
trái vụ người trồng thường phải phun thuốc nhiều hơn để chống sâu bọ. Dưa chính
vụ có từ đầu hè đến khoảng tháng 8-9.
- Thường dưa lê vỏ xanh có vị ngọt đậm và
thơm hơn dưa vỏ trắng, cùi cũng dày hơn. Với dưa vỏ trắng, bạn nên
chọn những quả ngả sang màu ngà, sẽ ngọt hơn.
- Đừng mua dưa lê vào những ngày mưa hoặc khi
trời vừa mưa vì lúc đó dưa rất nhạt. Trời càng nắng, dưa lê càng
ngọt.
xem thêm: Cách chọn mít ngon
- Những quả dưa lê ngon nhất đều chắc tay, vỏ
cứng, cuống nhỏ và tươi, không bị nứt hay sứt. Quả nào có phần đáy quả lồi
ra là dưa lê già, cùi sẽ giòn và ngọt, thơm.
- Hãy ngửi quả dưa từ phía đáy, dưa càng thơm
thì càng ngon. Dưa không có mùi thơm thường rất nhạt và không giòn.
- Dưa lê mua về cần được rửa sạch dưới vòi
nước chảy, tốt nhất là ngâm hoặc sục qua ozone để loại trừ tối đa độc
tố. Tuyệt đối đừng ham rẻ mà mua những quả dưa nứt vỡ, mềm... vì
nguy cơ với sức khỏe rất cao.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét